Chiến lược CPL là gì? Ưu và nhược điểm của quảng cáo này 

Nếu bạn muốn phát triển sự nghiệp của mình với Digital Marketing. Hiểu biết các công cụ digital thôi là chưa đủ. Bạn phải có kiến thức với những chỉ số hay hình thức để đo lường hiệu quả. Bởi vì chỉ số đo lường sẽ cho bạn biết được chiến lược của bạn đã đi đúng hướng hay chưa. Hiện nay, người làm quảng cáo chắc chắn không thể bỏ qua chỉ số CPL. Muốn biết nghĩa của chỉ số này thì hãy cùng Growth Life theo dõi bài viết dưới đây nhé!

CPL là gì? 

CPL được viết tắt từ cụm từ Cost Per Click. Đây được hiểu là chi phí doanh nghiệp phải trả cho mỗi khách hàng tiềm năng. Cụ thể, doanh nghiệp chỉ phải trả tiền nếu khách hàng thực hiện một hành động cụ thể nào đó. Hành động này được xem là đặc biệt bởi nó mang lại lợi ích cụ thể cho doanh nghiệp. 

CPL là gì?
CPL là gì?

Chẳng hạn như khách hàng để lại thông tin ở mẫu đăng ký, bảng biểu,…Từ đây doanh nghiệp sẽ có tên, tuổi, địa chỉ nhà, số điện thoại,… Dựa vào đó, doanh nghiệp sẽ thu thập thông tin và liên kết với khách hàng. Với mục đích kết nối, tạo ra đơn hàng, lợi nhuận.

Cost Per Lead có chứa khái niệm Lead. Khái niệm này được ngầm hiểu mà khách hàng tiềm năng hay khách hàng đầu mối. Họ là những người thường truy cập vào thương hiệu thông qua nhiều nền tảng. Như là Facebook, website, Youtube, Blog,… 

Ngoài Cost Per Lead thì những chỉ số đo lường trong Digital Marketing cũng góp phần quan trọng không kém. Bởi một chiến dịch digital marketing thành công luôn cần phối hợp với nhiều hình thức và công cụ với nhau.

Vậy chiến dịch Cost Per Lead là gì? 

Chỉ số CPL ở mỗi chiến dịch quảng cáo sẽ khác nhau. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của hình thức quảng cáo cho chiến dịch đó. Nhưng nhìn chung thì CPL vẫn luôn được hiểu là số lượng lead. Người ta thường tính CPL khi dựa vào tổng chi phí quảng cáo cho chiến dịch. Công thức như sau: 

CPL = Tổng chi phí / Tổng số lượng Lead

Chẳng hạn, bạn sử dụng hình thức Pay Per Click cho chiến dịch của mình trong 1 tháng. Với chi phí là 500.000 VND và thu về được 10 Lead. Lúc này bạn sẽ có phép toán tính CPL như sau: 

CPL = 500.000 / 10 = 50.000 VND 

Tầm quan trọng của Cost Per Lead với doanh nghiệp 

Tầm quan trọng của CPL
Tầm quan trọng của Cost Per Lead đối với doanh nghiệp

Một câu hỏi mà các người làm digital marketing vẫn thường thắc mắc. Chính là liệu CPL có giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận hay không? Để trả lời được câu hỏi này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bởi nếu các marketer thu hút về được một lượng lớn Lead là khách hàng tiềm năng. Lúc này, có thể được xem marketer đã có phần thành công. 

Tuy nhiên, lượng Lead này có trở thành khách hàng thực sự hay không. Còn phụ thuộc vào các phòng ban khác như: tư vấn, chăm sóc khách hàng, Sales. Việc doanh nghiệp sở hữu được nhiều Lead đã được xem có nhiều lợi thế hơn đối thủ. Vì vậy Lead vẫn xem là rất cần thiết và quan trọng với doanh nghiệp. Những để tận dụng hiệu quả và tạo ra giá trị thì sẽ phụ thuộc nhiều vào tiềm lực doanh nghiệp. 

CPL trong các chiến dịch quảng cáo 

Ưu điểm 

  • Ưu điểm nổi bật của CPL là tỷ lệ hoa hồng cao hơn hình thức khác. Chẳng hạn như là cao hơn cả  CPM – Cost Per Mile, CPC – Cost Per Click. 
  • Không bị hạn chế ở việc trang của bạn có nhiều lưu lượng truy cập hay nhiều người nhấp vào. 
  • Hình thức CPL đơn giản hơn vì không yêu cần đơn hàng phải thành công. 
  • Thu hút nhiều các publisher hơn vì yêu cầu đơn giản, tỷ lệ hoa hồng lại cao.

Nhược điểm 

Như đã nói phía trên, CPl sẽ tồn đọng một vài nhược điểm như sau: 

  • Cần có nhân lực đủ nhiều và chất lượng để chuyển đổi được Lead thành đơn hàng. 
  • CPL là đích đến khá khó với các doanh nghiệp bị hạn chế tài khoản quảng cáo. Chiến dịch quảng cáo cũng như là ngân sách. 
  • Rủi ro nếu khách hàng điền thông tin sai sự thật. Dẫn đến Lead kém chất lượng. 

Cách chạy quảng cáo Cost Per Click 

Muốn chạy quảng cáo CPl, trước tiên bạn cần có một trang Landing Page đạt chuẩn. Landing Page phải được thiết kế sao cho tạo ra khả năng chuyển đổi cao. Hình ảnh, nội dung, màu sắc, bố cục, tất cả phải được hài hoà, logic. 

Đối với các mẫu điền thông tin trên Landing Page. Bạn nên đơn giản hoá chúng. Hãy sử dụng các form điền thông tin, tránh để người dùng phải đánh máy quá nhiều. Hoặc quá nhiều thông tin không cần thiết được yêu cầu. Điều này sẽ rất dễ khiến họ cảm thấy e ngại và lướt qua ngay. 

Sau khi có Landing Page bạn có thể tận dụng thêm các hoạt động digital marketing khác. Chẳng hạn như Facebook Ads, Google Ads,… với mục đích kéo traffic về Landing Page. 

Những lĩnh vực nào nên sử dụng Cost Per Click? 

Đối với CPL thì mục đích chủ yếu là tạo ra các Lead. Chính vì thế, đối với những lĩnh vực cần phải được tư vấn trước khi mua. Hay quá trình mua diễn ra phức tạp sẽ rất hợp với hình thức này. Những lĩnh vực mà sản phẩm có giá trị cao, khách hàng cần được tư vấn thêm. Có thể là về những yếu tố bên ngoài sản phẩm nhưng có tác động đến quyết định mua. Cụ thể như sau: 

Bất động sản là ngành rất cần CPL
Bất động sản là ngành rất cần đến CPL
  • Bất động sản: Chẳng hạn với những dự án lớn, người mua thường muốn được tư vấn thêm về chính sách vay vốn. 
  • Bảo hiểm: Người mua luôn cần tư vấn rõ các yêu cầu đi kèm theo. 
  • Ô tô: Người mua luôn có nhu cầu biết nhiều hơn, không chỉ về hình dáng. Họ luôn có nhu cầu được lái thử, tài chính, trả góp,… 

Ngoài ra cũng còn rất nhiều lĩnh vực kinh doanh khác như là các sản phẩm về máy móc, thiết bị điện tử,… 

Lời kết 

Qua bài viết trên đây, Growth Life hy vọng bạn có thể hiểu hơn về CPL. Cũng như các ưu và nhược điểm của hình thức này. Bên cạnh đó, một số những chia sẻ về CPl đối với doanh nghiệp giúp bạn có thêm ý tưởng cho chiến dịch quảng cáo trong tương lai. Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *