Nội dung
Dynamic tracking template là gì?
Dân performance marketing quá quen thuộc với UTM tracking, nhưng dynamic tracking template là gì và nó có gì khác với UTM tracking?
Cách đây vài năm, dân performance marketing muốn tracking chính xác từng ad thì phải nhập tracking thủ công. Tôi còn nhớ mình đã phải copy từng cái campaign name, ad set name và ad name để đảm bảo data được theo dõi chính xác. Với brand đơn giản, cấu trúc đơn giản thì nhẹ nhàng. Nhưng có brand đặc thù đa dạng mỗi ngày cần set vài chục, có khi một hai trăm ad là chuyện thường. Việc đảm bảo tất cả ad được tracking đúng quả là cực kỳ quằn quại.
Dynamic tracking template được các ad platform cho ra đời để giải quyết pain point này. Facebook và Google đưa ra phương án này giúp advertisers chỉ cần set duy nhất 1 template cho tất cả ad. Hãy xem thử ví dụ này để bạn hiểu rõ hơn.
Bạn có campaign name, ad set name và ad name trên Facebook ad như sau:
- Campaign name: Lead_Prospecting_LAL
- Ad set name: HCM_F_2544_LAL-Lead-30d
- Ad name: Video69_Headline11_AdText24
- URL: https://growthlife.vn/
Bạn chỉ cần set up chung tracking template như sau:
utm_source=facebook&utm_medium=cpa&utm_campaign={{campaign.name}}&utm_content={{ad.name}}&utm_term={{adset.name}}
Facebook sẽ tự động thay các giá trị campaign name, ad set name và ad name lần lượt vào các biến {{campaign.name}}, {{adset.name}}, {{ad.name}}. Kết quả là khi user click vào ad, link họ truy cập sẽ là:
https://growthlife.vn/?utm_source=facebook&utm_medium=cpa&utm_campaign=Lead_Prospecting_LAL&utm_content=Video69_Headline11_AdText24&utm_term=HCM_F_2544_LAL-Lead-30d
Tại sao bạn nên dùng dynamic tracking template?
Tiết kiệm thời gian
Đây là lý do hàng đầu. Thử nghĩ mỗi ad bạn mất 10 giây để set tracking cho mỗi ad, 100 ad set mất 16.67 phút mỗi ngày. Cho là bạn chỉ mất thêm 5 phút để check lại các ad đã set tracking đúng chưa nữa là 21.67 phút. Một tuần bạn mất 1h48 phút, một năm mất hơn 90 giờ chỉ để set tracking. Vậy sao không set tracking đúng 1 lần và có thêm khối thời gian làm những việc khác.
Tránh sai lầm
Những thao tác thủ công không tránh khỏi những sai lầm. Phổ biến nhất có lẽ là nhiều ad cùng tracking. Oái ăm khi mà thấy tracking đó hiệu quả nhưng không biết thực ra đến từ ad nào. Mặc dù bạn có thể đoán thông qua số trên Facebook nhưng khi bạn cân con số chính xác để báo cáo thì không tách được.
URL Parameter trên Facebook Ads
Trên Facebook, dynamic tracking template được gọi là URL Parameters:

Nhưng khoan đã, parameters là gì?
Parameter nghĩa là tham số. Tại đây đó chính là các giá trị được truyền lên URL dùng để theo dõi và đo lường. Phổ biến nhất chính là các UTM như utm_source, utm_medium, utm_campaign. Điểm nhận dạng là:
- Nối với nhau bằng dấu và “&”
- Mở đầu bằng dấu chấm hỏi “?”. Tức trước parameter đầu tiên sẽ là dấu “?” thay vì “&”
- Cấu trúc là tên_parameter=giá_trị, như utm_source=facebook
Ví dụ: link dưới dây có các parameter màu đỏ, giá trị parameter màu xanh. Trước param đầu tiên utm_source là dấu “?”, sau đó các param được nối với nhau bằng dấu “&”
https://growthlife.vn/landing-page?utm_source=facebook&utm_medium=cpa&utm_campaign=Lead_Prospecting_LAL&utm_content=Video69_Headline11_AdText24&utm_term=HCM_F_2544_LAL-Lead-30d&name=Nguyễn Văn A&phone_number=09898989898
Cách set up URL Parameters trên Facebook
Như hình ở trên, bạn có thể dễ dàng tìm thấy URL Parameters khi edit ad, nằm dưới Pixel. Tại đây, bạn có thể click vào Build URL Parameter để set up:

Facebook đã cung cấp sẵn 4 field tương ứng với 4 utm parameters:
- Campaign source chính là utm_source
- Campaign medium chính là utm_medium
- Campaign name chính là utm_campaign
- Campaign content chính là utm_content
Khi click vào các ô trên, sẽ hiện ra các biến được gọi là dynamic parameters. Tùy theo nhu cầu tracking mà bạn có thể chọn campaign name, ad set name, ad name và các id tương ứng.
Trong trường hợp bạn muốn gắn thêm parameter, bạn có thể Add parameter và nhập giá trị bạn muốn. Ví dụ ở đây mình thêm utm_term để gắn ad set name:

Sau khi tạo xong tracking template, phần URL Parameters sẽ hiện ra template vừa mới tạo.

Tracking template trên Google Ads
Google Ads có hướng dẫn khá cụ thể trên document của họ về cách set up tracking template tại đây. Tuy nhiên mình sẽ vẫn hướng dẫn cho các bạn chưa từng dùng nó.
Tại sao cần gắn tracking template trên Google Ads?
Trước tiên, có thể sẽ có bạn thắc mắc tại sao phải gắn tracking template khi Google Analytics có thể tự động lấy các tracking như campaign name, campaign id từ Google Ads rồi? Nếu bạn chỉ cần như vậy là đủ, bạn có thể hoàn toàn bỏ qua phần này. Đây là các trường hợp bạn sẽ cần dùng tracking template trên Google Ads:
- Bạn muốn dùng các biến khác hoặc giá trị khác. Thông thường, Google Analytics sẽ cố định một số giá trị lấy từ Google Ads như utm_term=keyword, utm_content=headline1 (tương ứng với ad content trên GA). Nếu bạn cần dùng giá trị khác như utm_term=keyword-matchtype hay tạo param khác như keyword=keyword-matchtype thì bạn sẽ cần tracking template
- Bạn cần lưu tracking vào CRM. Nếu bạn chạy cho doanh nghiệp có hệ thống CRM và chủ yếu các hoạt động bán hàng diễn ra offline thì bạn nên dùng tracking template. Bởi vì Google Ads và Google Analytics cùng một mẹ nên có thể đồng bộ sẵn với nhau, nhưng hệ thống CRM của bạn thì chưa đồng bộ được với Google Ads như vậy. Do đó, bạn cần gắn tracking template để còn lưu lại và biết được trên CRM xem campaign nào hay ad nào mang lại doanh thu.
- Có campaign, ad group hoặc ad cần tracking khác. Vì một lý do nào đó mà bạn cần tracking khác đi ở một campaign, ad grup hoặc ad cụ thể nào đó thì bạn vẫn có thể dùng tracking template. Khác với Facebook chỉ set tracking template ở ad, Google Ads cho phép bạn làm điều này ở cả ba level từ campaign, ad group đến ad. Do đó, bạn hoàn toàn có thể set up tracking khác đi ở một campaign hay ad cụ thể khi cần.
Value track
Nếu Facebook chỉ có 6 biển thì Google Ads có hàng chục biến gọi là ValueTrack. Bạn có thể track từ các ID của campaign, ad group, ad, thậm chí location gì, match type nào, device gì. Thậm chí nếu bạn đang chạy shopping thì bạn có thể track luôn cả product id. Bạn có thể tự xem danh sách đầy đủ ValueTrack để hiểu rõ hơn.
Cách set up cũng khá đơn giản: bạn vào settings của campaign, ad group hoặc ad bạn muốn set trước. Sau đó chọn URL options và gắn template vào thôi.

Điểm khác biệt chủ yếu là bạn sẽ cần bổ sung một đoạn {lpurl} trước dấu “?” thôi. Hầu hết chỉ đơn giản như vậy là đủ, còn lại y như Facebook URL parameters mình hướng dẫn ở trên:
- Các param bắt đầu bằng “?”
- Các param nối nhau bằng “&”
- Cấu trúc một param có dạng parameter_name=value
- Bắt đầu bằng {lpurl}? rồi mới đến đoạn tracking, khác với Facebook chỉ cần gắn tracking template trong URL parameter là đủ
Ví dụ:
{lpurl}?utm_source=google&utm_medium=cpc&utm_campaign={campaignid}&utm_content={creative}&utm_term={keyword}-{matchtype}
Như vậy là bạn đã nắm được tracking template là gì và cách sử dụng chúng. GrowthLife hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và tăng productivity trong việc set up tracking cho ad.
Bạn muốn tìm hiểu thêm về skills khác cho dân growth hacker cũng như performance, mời bạn đọc thêm tại đây.